Theo nhiều chuyên gia, gây mê là phương pháp phổ biến được sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng thủy sản tươi sống.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc gì có nằm trong danh mục hóa chất cho phép hay không, gây độc hại không thì là vấn đề khác.
Cá quả Trung Quốc tiêm thuốc mê "tung hoành" chợ Việt
Theo tin tức trên báo Vietnamnet, cá quả nguồn gốc từ Trung Quốc hiện được bày bán rất nhiều ở các chợ của Việt Nam. Đặc biệt, loại cá này có giá rất rẻ. Loại cá nhỏ được bán buôn với giá 60.000-65.000 đồng/kg, loại cá lớn được gọi là “đại ca” cũng chỉ dao động 70.000-80.000 đồng/kg.
“Nếu cá quả Trung Quốc có màu da đen sậm, nhẵn bóng như da rắn thì cá quả Việt Nam lại có màu hơi ngả vàng. Bụng cá quả Trung Quốc khi mổ sẽ nhiều ruột và nhiều mỡ, trong khi cá quả ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại”, chị Trần Thị Lý, một tiểu thương chuyên bán cá ở chợ đầu mối Long Biên cho biết.
Khi nhiều người mua "lăn tăn" tại sao cá quả chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam mà cá vẫn giãy khỏe, một nhà phân phối loại cá này cho biết: Không chỉ có loại cá cao cấp như cá tầm, cá quả cũng là một loại cá được nhập nhiều từ Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Để đảm bảo cá còn sống khi về Việt Nam, người ta tiêm vào cá một lượng nhỏ thuốc mê sau đó mới cấp đông nhẹ. Hiện, giá thành của 1kg cá quả chỉ tương đương 1kg cá trắm cỏ loại to nên được rất nhiều người lựa chọn.
Bài viết liên quan : vận chuyển hàng hóa đi campuchia
Cá quả Trung Quốc có màu da đen sậm, nhẵn bóng như da rắn.
Có nguy hại hay không?
Thông tin từ báo Chất lượng Việt Nam, ông Trần Văn Lĩnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết gây mê là phương pháp phổ biến được sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa thủy sản tươi sống.
Hiện nay nhiều mặt hàng thủy sản tươi sống khi nhập vào Việt Nam cũng được đối tác công khai sử dụng phương pháp gây mê như: tôm hùm từ Bắc Mỹ, ốc vòi voi từ Châu Úc…
“Phương pháp này vẫn được giới trong cuộc gọi là cho cá “ngủ đông” để đảm bảo chất lượng hàng thủy sản, không bị giảm chất dinh dưỡng trong quá trinh vận chuyển đường dài. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc gì có nằm trong danh mục hóa chất cho phép hay không, gây độc hại không thì là vấn đề khác ”, ông Lĩnh nói.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn là cơ quan đầu mối về quản lý việc nhập khẩu hàng thủy sản. “Bất kể lô hàng thủy sản nào nhập vào trong nước cũng phải được nhà nhập khẩu khai báo, cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm kiểm tra xem có đảm bảo tiêu chuẩn cho phép hay không. Cũng phải tính đến việc khó kiểm soát về chất lượng khi hàng nhập lậu trái phép qua đường tiểu ngạch, song cơ quan chức năng cũng cần phải vào cuộc sớm phát hiện và cảnh báo cho người dân được biết”, Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP nhận định.
Chung nhận định trên, ông Lê Văn Khoa, Trung tâm Chuẩn đoán Thú y trung ương ( Bộ NN-PTNT) phân tích dù là hình thức nhập khẩu như thế nào thì với một quãng đường xa, khi vận chuyển cũng yêu cầu cần phải có phương pháp bảo quản mới đảm bảo thủy sản được tươi sống. Trong các phương pháp bảo quản thì gây mê là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến.
Cụ thể, ông Khoa cho biết: “ Trong quá trình vận chuyển, để thủy sản không thải ra chất thải gây ngộ độc cho chúng, người ta áp dụng rất nhiều biện pháp như gây sốc nhiệt (giảm nhiệt độ), dùng thuốc gây mê .... Do đó, gây mê không phải là phương pháp độc hại, mà phụ thuộc vào thuốc người ta dùng để gây mê là loại thuốc gì?"
Trước vấn đề trên, đại diện Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN-PTNT) thừa nhận, hiện cá quả được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam bao gồm cả nhập chính ngạch và nhập lậu. Ngoài nhập khẩu chính ngạch được kiểm dịch qua cửa khẩu, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tục bắt giữ nhiều vụ nhập lậu cá quả từ Trung Quốc đang trên đường vận chuyển vào Việt Nam để tiêu thụ.
Ngay trong tháng 7 vừa qua, Hải quan Quảng Ninh đã thu giữ và tiêu hủy 800kg cá quả nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trước đó, vào tháng 7/2013 Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cũng đã công bố kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm cá tầm được cho là nhập lậu. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, đã phát hiện 4 mẫu trong đó 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh cấm AOZ. Đây là 2 loại hóa chất và kháng sinh đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ năm 2007. Do những tác hại của chúng có thể gây ra đối với con người nếu ăn nhiều cá như gây nhờn kháng sinh, các bệnh về gan, thận và bệnh nan y nên từ trước năm 2007, thế giới đã yêu cầu cấm và loại chúng ra khỏi danh mục được phép sử dụng.
PV
0 nhận xét:
Đăng nhận xét