Cụ thể, trong khi đường bộ chiếm hơn 65% thị phần vận tải hàng hóa thì đường thủy nội địa chỉ chiếm khoảng 15%. Tỉ lệ này cho thấy đường bộ đang bị quá tải, gây ra nhiều hệ quả về kinh tế, xã hội như vấn đề an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, chi phí vận tải cao…
Kết nối kém
Hiện năng lực vận tải thủy nội địa và đường biển đang dư thừa khoảng 50%, trong khi giá cước đường thủy nội địa chỉ bằng 25%-40% so với vận tải đường bộ. Do vậy trong bối cảnh cả nước siết chặt việc kiểm tra xe quá tải (càng làm giá cước vận tải tăng cao), nhiều người cho rằng đây là cơ hội cho vận tải (van chuyen hang hoa)đường thủy nội địa phát triển.
Vậy nhưng ông Tám Đời, có truyền thống cha truyền con nối trong vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa theo tuyến Hồng Ngự (Đồng Tháp) - TP.HCM, cho biết: Hiện nhiều chủ sà lan phải cắt ra bán sắt để trả nợ, một số khác thì đưa phương tiện sang Campuchia hoạt động.
“Thông thường chi phí vận tải một tấn hàng khoảng 40.000 đồng nhưng có một dự án ở Trà Vinh cần thuê sà lan chở hàng với chi phí 80.000-100.000 đồng/tấn vẫn khó tìm được phương tiện do có quá nhiều người đã bỏ nghề” - ông Đời ngán ngẩm.
Còn về phía bến, đại diện cảng Tôn Thất Thuyết (quận 4, TP.HCM) cho biết sau khoảng 25 năm hoạt động vừa là bến cảng hàng hóa, vừa là bến khách, cảng đang lập đề án điều chỉnh thành cảng hành khách, không tham gia bến cảng hàng hóa nữa. “Chúng tôi là cảng hàng hóa nhưng tuyến đường ra vào cảng bị cấm, xe tải chỉ hoạt động từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Vì nhiều lý do, năng suất khai thác của cảng giảm sút liên tiếp trong thời gian qua” - đại diện cảng Tôn Thất Thuyết cho biết.
Tương tự, cảng Phú Định được đầu tư gần 400 tỉ đồng đã đưa vào khai thác trong giai đoạn 1 nhưng hiện chỉ khai thác chưa được 50% công suất thiết kế. Nguyên nhân chính là do đường kết nối vào cảng còn chưa hoàn thiện. Hiện nay, một phần lớn diện tích của cảng được “chuyển đổi công năng” cho thuê làm kho, bãi.
Đến sông có… khúc!
Vào một buổi sáng giữa tháng 4, một chiếc tàu lưu thông trên sông Vàm Thuật theo hướng từ ngã ba sông Sài Gòn đi về quận 12 thì bị “tắc” ngay cầu An Lộc do tĩnh không của cầu quá thấp. Một người trên thuyền nhanh nhảu thả ống, nổ máy bơm và bắt đầu bơm nước vào… để thuyền thấp xuống mới có thể chui lọt qua cầu. Loay hoay gần hai tiếng, chiếc thuyền không quá lớn này mới qua được cầu.
Theo TS Nguyễn Kinh Vĩnh, Chủ nhiệm Dự án quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực TP.HCM đến năm 2020, hiện sông Vàm Thuật nằm trên tuyến vành đai trong ở phía bắc nội thành của đường thủy nội địa TP.HCM đủ sức tham gia khai thác vận tải. Đặc biệt, đoạn sông Vàm Thuật (từ ngã ba sông Sài Gòn đến cầu An Lộc) đủ điều kiện khai thác các tàu ghe đến 200 tấn.
“Nhiều tuyến sông, kênh nội thành như kênh Tẻ, kênh Đôi, rạch Bến Nghé (thuộc quận 1, 4, 5 và 8), kênh Tàu Hủ, các kênh Ngang số 2 - số 3, rạch Xóm Củi (quận 8), rạch Tân Hóa - Lò Gốm (quận 6)… tạo thành mạng lưới vận tải thủy liên hoàn. Nhưng chúng không được khai thác đúng tiềm năng vì tĩnh không của nhiều cây cầu quá thấp đã chia cắt thành từng đoạn, khúc” - TS Vĩnh nhận xét.
Về “đối ngoại”, kênh Đôi - Tẻ là một trong ba tuyến vận tải thủy chính của TP.HCM và cũng là nơi khởi đầu của tuyến đường thủy quốc gia, nối TP.HCM với ĐBSCL. Dọc theo tuyến có các cảng chuyên dụng với các loại hàng hóa như phân bón, nước mắm, vật liệu xây dựng, nông sản…
Tuy nhiên, theo ông Tám Đời, muốn lưu thông trên tuyến kênh Tẻ phải canh giờ vì nhiều lúc kênh Tẻ cạn trơ đáy, tàu thuyền không chạy được.
Chia sẻ về điều này, đại diện cảng Tôn Thất Thuyết cho hay từ khi cảng này hoạt động đến nay đã hơn 20 năm nhưng tuyến kênh Tẻ chưa một lần được nạo vét. Do vậy tuyến kênh ngày càng bị bồi lắng, khan cạn gây trở ngại cho việc xếp dỡ hàng hóa, đi lại của tàu thuyền.
Theo Pháp luật
0 nhận xét:
Đăng nhận xét