Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Sống chung với ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí tại các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư… đến mức báo động đã đe dọa sức khỏe người dân, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Khí thải tấn công khu dân cư

Nhiều năm nay, gần 100 hộ dân thôn Phái Nhơn (xã Tam Hiệp, Núi Thành) chịu ảnh hưởng bởi khí thải từ các nhà máy ở Khu công nghiệp Bắc Chu Lai. Ông Nguyễn Trường Quang có nhà sống dưới ống khói thải từ nhà máy công nghiệp nói: “Vào giờ cao điểm, nhà máy đốt lớp cao su cả đêm lẫn ngày, khói lan tỏa khắp nơi với mùi khét khó chịu. Lúc ăn cơm phải đóng hết cửa lại”. Theo người dân, “thủ phạm” chính phả khói trên bầu trời xuất phát từ nhà máy của Công ty CP Kính nổi Chu Lai (INDEVCO). Để phục vụ cho sản xuất, nhà máy này phải đốt lớp ô tô cũ, trong khi hệ thống xử lý khí thải nằm gần với làng Phái Nhơn. Nhiều phụ huynh học sinh của Trường Mầm non Vàng Anh (đóng tại thôn Phái Nhơn) trong lúc chờ đón con rất lo lắng: “Các cháu tuổi nhỏ rất dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp do ô nhiễm môi trường không khí. Ống khói của nhà máy đặt không xa khu vực trường học khiến chúng tôi không thể yên tâm khi cho con học ở trường” – một vị phụ huynh nói.

Bài viết liên quan : vận chuyển hàng hóa đi campuchia
Sống chung với ô nhiễm không khí

Cử tri địa phương nhiều lần phản ảnh về tình trạng ô nhiễm không khí đe dọa nghiêm trọng sức khỏe; làng quê bất an khi ngày càng chứng kiến nhiều người mắc bệnh nan y. Chính quyền xã Tam Hiệp cho biết, số người chết vì bệnh ung thư trong những năm qua tăng đột biến, địa phương từng làm văn bản đề nghị với các cơ quan chức năng đến tìm hiểu nguyên nhân, lấy mẫu kiểm tra. Nghịch lý ở chỗ, khi người dân yêu cầu ngành tài nguyên – môi trường huyện có biện pháp giải quyết triệt để thì chính đơn vị này thừa nhận không đủ phương tiện kiểm tra và thẩm quyền xử lý.

Không dễ kiểm soát

Theo UBND huyện Núi Thành, ô nhiễm do khói, bụi thải ra trong quá trình đốt phế thải cao su và plastic thành nhiên liệu sản xuất kính xây dựng của Công ty CP Kính nổi Chu Lai tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai được cử tri liên tục phản ảnh nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Trước chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên - môi trường vừa có kết luận thanh tra tại công ty này với một số tồn tại như có thiếu sót trong chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại dự án nhà máy xử lý phế thải cao su và plastic thành nhiên liệu sản xuất kính, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân xã Tam Hiệp.
Hiện các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với sự hoạt động của hàng trăm nhà máy sản xuất kèm theo hàng nghìn phương tiện cơ giới vận chuyển hàng hóa ra vào mỗi ngày càng “cộng hưởng” thêm khói bụi, khiến môi trường thêm ngột ngạt. Vừa qua, tại các điểm quan trắc ở TP.Tam Kỳ và Hội An, các Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Điện Nam – Điện Ngọc, Đông Quế Sơn… vào các thời điểm khác nhau đều có hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí vượt giới hạn cho phép nhiều lần. 

Tiếng ồn đo được tại ngã ba thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên), ngã tư Ái Nghĩa (Đại Lộc), ngã ba Mai Hạc (TP.Tam Kỳ)… đều vượt gấp đôi mức cho phép. Điều đáng lo lắng là khí thải từ các lò đốt nhiên liệu, lò hơi của các nhà máy công nghiệp với nhiều loại khí độc hại như CO, NOx, SO2, H2S, bụi lơ lửng... qua các ống khói rồi thải vào môi trường. Dĩ nhiên, việc ô nhiễm không phải tác động trực tiếp, gây hậu quả trước mắt mà âm thầm hủy diệt môi trường sống.

Theo Phòng cảnh sát về phòng chống tội phạm môi trường (Công an tỉnh), việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí không phải đơn giản do phương tiện, thiết bị kiểm tra chuyên ngành còn hạn chế. Thêm nữa, trước đây vì thu hút đầu tư, các địa phương bỏ qua khâu “sát hạch” chặt chẽ về môi trường, dẫn đến hệ lụy doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư hệ thống xử lý khí thải bài bản, đúng quy chuẩn. Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên – môi trường) cho rằng cái khó là hiện chưa có chỉ số đo đạc về mùi nên không thể đánh giá mức độ ô nhiễm không khí được. Giải pháp tốt nhất là nếu nhà máy sản xuất kính không có biện pháp khắc phục triệt để thì cũng cần tính toán di dời nhà máy đến địa điểm khác đảm bảo môi trường.

PV

0 nhận xét:

Đăng nhận xét