Từ ngày 15-8, Diễn đàn kinh tế miền Trung với chủ đề “Giải pháp huy động sức mạnh miền Trung trong giai đoạn mới” sẽ khai mạc. Nhân dịp này, cũng tại TP. Đà Nẵng, Hội chợ Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) và Hội thảo “Cộng đồng ASEAN 2015 cùng những tác động đối với hợp tác trên EWEC” cũng được tổ chức… Cũng trong thời gian nửa đầu tháng 8, Chủ tịch Tập đoàn Kerry Logistics và Tỉnh trưởng Khon Kean có mặt tại Đà Nẵng.
Bài viết liên quan : vận chuyển hàng hóa đi campuchia
Những sự kiện kinh tế, ngoại giao này không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên nếu xâu chuỗi lại kể từ khi hình thành các thuật ngữ “Vùng trọng điểm kinh tế miền Trung”, “Hành lang kinh tế Đông Tây” và các nỗ lực xây dựng hoạt động Logistic tại Đà Nẵng từ vài thập niên trước đây.
Nếu chỉ điểm lại từ cuối năm 2006, khi chiếc cầu Hữu nghị bắc qua sông Mê Kông giữa Mukdahan và Savannakhet được thông tuyến, nối liền EWEC, đến nay, chúng ta có thể thấy: Các cuộc họp thượng đỉnh của lãnh đạo các nước thuộc tiểu vùng Mê Kông liên tiếp được tổ chức để bàn về hợp tác phát triển. Lần đầu tiên, TP. Đà Nẵng tổ chức “Tuần lễ Hành lang kinh tế Đông Tây” hay “Nhịp cầu Xuyên Á” của tỉnh Quảng Trị.
Nhiều cuộc họp cấp bộ, cấp tỉnh giữa các nước trong khu vực được tiến hành nhằm tháo gỡ những rào cản về kỹ thuật, thủ tục hành chính, hải quan… Nếu vào năm 2006, chỉ có khoảng 20 ngàn khách du lịch qua lại EWEC, thì con số đó đến năm 2013 đã tăng lên gần 10 lần. Tuy thời gian đi lại và thủ tục quá cảnh giữa các nước đã được rút ngắn đáng kể, nhưng vẫn chưa tạo ra những quy chuẩn thống nhất; lượng hàng hóa vận chuyển chưa có những chuyển biến mang tính đột phá.
Khách du lịch từ Thái Lan qua Việt Nam được theo các đoàn xe tay lái nghịch, nhưng ngược lại từ Việt Nam qua Thái Lan đến nay cũng chỉ dừng lại ở cửa khẩu Lào-Thái. Nhiều năm trước, lãnh đạo Cảng Đà Nẵng tổ chức nhiều đợt khảo sát nhằm khai thác các hoạt động Logistic trên hành lang này, nhưng kết quả vẫn đang ở thì tương lai, vì chi phí vận chuyển hàng hóa về Đà Nẵng vẫn cao hơn 30-40% so với về Bangkok, dù đường ngắn hơn; thủ tục xuất nhập cảnh không thống nhất nhưng lại còn nhiều lổ hổng cho buôn lậu, trốn thuế, kiểm dịch… Nói như bà Yaowalak Apichatvullop, thuộc đại học Khon Kean (Thái Lan), những hạn chế, tiêu cực ấy lại “gây ra những tổn thương hơn cả nạn nghèo đói!”…
Tại các hội thảo EWEC, có thể nhận thấy nhiều kiến nghị, kể cả từ phía Nhật Bản, là cần có một cơ quan độc lập giám sát sự phát triển của EWEC (ông Ayumi Konishi, Ngân hàng ADB) hay một hiệp định đa phương về vận chuyển hàng, phối hợp hải quan (ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng)…
Phải nói nhiều đến sự phát triển và những rào cản hiện tồn tại trên tuyến EWEC, bởi đây chính là tham vọng mang tính đa phương, từ các nước liên quan đến cả những người sáng lập, tài trợ cho xây dựng dự án. Đây cũng chính là “hậu phương kinh tế” quan trọng cho các tỉnh miền Trung, cho cả Đà Nẵng vốn có hệ thống cảng biển thuận lợi…“Sức mạnh miền Trung” tại hội thảo lần này, theo tôi là một thuật ngữ hoàn toàn mới, mang tính tích cực; nó mang tính chống lại những điều đã quen nói trước đây, như sự cát cứ, không thống nhất, thiếu một đầu tàu. Sức mạnh đó cần có sự đồng lòng hợp tác theo phương châm cùng nhau chia sẻ lợi ích từ các chuỗi giá trị trong mọi lĩnh vực.
Nhưng sức mạnh đó chỉ thật sự có ý nghĩa trên thực tế, theo tôi, cũng cần có vai trò của một cơ quan điều phối, điều tiết có thực lực và chuyên trách về sự hợp tác của các tỉnh, thành phố trong khu vực, chứ không nên kiêm nhiệm và “xuân thu nhị kỳ” như lâu nay. Muốn được điều này, cần có một chủ trương phù hợp từ Chính phủ!
Tóm lại, “Sức mạnh miền Trung” là một bài toán cộng, bao gồm sự thông suốt, hiệu quả trong hợp tác nội vùng như vừa nói cùng với một hành lang EWEC thật sự phát triển từ cửa ngõ phía tây; trong đó có vai trò của điều hành vĩ mô từ Chính phủ lẫn tư vấn, tài trợ khu vực và quốc tế.
Báo đà nẵng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét