Theo đó, hoạt động hàng không chung bao gồm các loại hình: kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại là hoạt động quảng cáo, tiếp thị, bán, thực hiện dịch vụ hang không chung nhằm mục đích sinh lợi; hoạt động hang không chung vì mục đích thương mại là hoạt động hàng không chung phục vụ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích sinh lợi.
Việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại phải phù hợp với quy hoạch phát triển hãng hàng không.
Hãng hàng không đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Nghị định này và Điều 110- khoản 1- Luật HKDD Việt Nam năm 2006: có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không; có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác; có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không; đáp ứng đủ điểu kiện vốn theo quy định; có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không; có trụ sở và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
Đối với hãng hàng không đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại chỉ cần đáp ứng các điều kiện: số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam, đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường.
Vốn tối thiểu để thành lập hãng hàng không kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại là 100 tỷ đồng Việt Nam.
Vốn tối thiểu để thành lập hãng hàng không và duy trì kinh doanh khai thác vận chuyển hàng không: dưới 10 tàu bay là 700 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế, 300 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa. Từ 11 đến 30 tàu bay là 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng khai thác vận chuyển hàng không quốc tế, 700 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Nghị định cũng quy định hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện bên nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ đối với hãng hàng không; một cá nhân Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài phải giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.
Hãng hàng không được phép thực hiện nhượng quyền kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại tại Việt Nam cho hãng hàng không khác.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2013 và thay thế Nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 09/05/2007 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
Trong thời gian 02 năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, các hãng hàng không đang kinh doanh vận chuyển hàng không, doanh nghiệp đang kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại phải đáp ứng điều kiện về đội tàu bay, vốn pháp định được quy định tại Nghị định này./.
Bài viết liên quan : vận chuyển hàng hóa đi campuchia
0 nhận xét:
Đăng nhận xét